v7 casino uy tín

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Theo bản tin cập nhật thị trường lao động do Bộ LĐ-TB&XH cùng Tổng cục Thống kê công bố, trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ. Vậy, vì sao số lượng cử nhân thất nghiệp nhiều như vậy?


Ngày càng tăng tỷ lệ thất nghiệp trình độ đại học


Theo đánh giá tổng quan của Bản tin, tăng trưởng kinh tế năm 2013 còn thấp nhưng đã có tín hiệu phục hồi. Cùng với đà phục hồi kinh tế, thị trường lao động có dấu hiệu tích cực: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật tăng… so với năm 2012, việc làm cả nước vẫn tăng nhẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm chưa được cải thiện.

Trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp (tăng 48.000 người so với cùng kỳ 2012) và hơn 1,2 triệu lao động trong độ tuổi thiếu việc làm. Ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng nghề, tỷ lệ thất nghiệp là 7,68%, tăng 1,3 lần so với IV-2012 (tương đương 8.300 người); tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng là 6,74%, tăng 1,3 lần (khoảng 19.200 người); tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là 4,25%, tăng 1,7 lần. Như vậy, có khoảng 72.000 lao động thuộc nhóm này bị thất nghiệp so với số thất nghiệp ở quý IV-2012.

Đặc biệt, nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên (sinh viên mới ra trường) có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%. Tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với không có chuyên môn kỹ thuật: 54,4% so với 39,6%.

Lý giải một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của nhiều cử nhân, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho biết: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng quan trọng nhất là chất lượng đào tạo trong các trường ĐH, CĐ chưa cao nên lao động mới tốt nghiệp đa số không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp. Mặt khác, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu công khai, minh bạch thông tin tuyển dụng phần nào hạn chế khả năng tiếp cận, tìm kiếm việc làm của nhóm lao động này”.

Trao đổi với PV Dân trí, GS. TSKH Nguyễn Minh Đường - Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực cho biết: “Đúng là đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội. Hiện nay hàng vạn học sinh, sinh viên tốt nghiệp không có việc làm trong khi đó các doanh nghiệp đang cần rất nhiều công nhân nhưng không tuyển dụng được. Ngược lại phải tuyển lao động, công nhân, kỹ sư nước ngoài đó là một nghịch lý vì hiện nay 2 bộ phận đào tạo và tuyển dụng của chúng ta đang tách rời nhau, đào tạo một nơi, sử dụng một nẻo. Ở nhiều nước, muốn xây dựng một nhà máy hay phát triển một ngành sản xuất, họ phải có kế hoạch phát triển nhân lực từ trước đó ba bốn năm để tự đào tạo hoặc đặt hàng cho các cơ sở đào tạo.

Ở nước ta, các cơ quan quản lý nhân lực của cả nước, của từng địa phương cũng như các doanh nghiệp chưa đưa ra được kế hoạch phát triển nhân lực theo các ngành nghề và trình độ trong từng kế hoạch 5 năm, nên đào tạo không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực. Vì vậy, Nhà nước phải đứng ra chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 5 năm. Khi đó, bên đào tạo mới biết được chứ cứ hô hào đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội nhưng nhu cầu đào tạo xã hội như thế nào thì chưa ai biết”.

Vậy vì sao nhiều doanh nghiệp chê sinh viên Việt Nam, cái đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp là cái gì? GS Đường lý giải: “Chất lượng là đầu tiên, chất lượng là sống còn trong cơ chế thị trường. Hiện nay chúng ta thừa cử nhân kỹ sư do chất lượng không đáp ứng. Số lượng, quy mô và cơ cấu ngành nghề không phù hợp như kế toán, quản trị, kinh doanh đang thừa nhiều còn ngành thiếu thì không đào tạo. Những ngành này do dạy không tốn kém, nên các trường ào ạt mở để thu lợi nhuận. Trong khi đó kinh phí cấp nhà nước cấp cho các ngành nghề như nhau. Cho nên sắp tới cần phải thay đổi về định mức kinh phí đào tạo cho từng ngành nghề, ngành kinh tế, luật khác với ngành kỹ thuật, cơ khí, ngành công nghệ ô tô…

GS Đường cho rằng: “Tổng kết lại có 3 sai lầm dẫn đến cử nhân thất nghiệp là nhà trường chạy theo lợi nhuận, không biết về nhu cầu; nhà nước đầu tư không cân đối, không sát thực tế ngành nghề đào tạo; mất cân đối nguồn nhân lực”. Trong 5 năm tới, liệu có thay đổi được vấn đề này? GS Đường nhận định: “Rất khó. Khó vì phải thay đổi cả tư duy lẫn hành động vốn đã ăn sâu nhiều năm trong mỗi chúng ta.

Tuy nhiên, sớm muộn gì cũng sẽ phải thay đổi, nhưng điều này phụ thuộc vào sự chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển nhân lực của cả nước cũng như từng vùng, từng địa phương.

Đồng thời, cần xây dựng lại quy chế cũng như vận dụng các phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá hiện đại để đảm bảo chất lượng đầu ra cho nhà nước và cho xã hội. Các bộ ngành cần xây dựng chuẩn năng lực từng chức danh lao động, xây dựng lại quy chế tuyển dụng, sử dụng nhân lực theo năng lực là chủ yếu, bằng cấp chỉ là điều kiện cần.

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Bạn có thích thú với việc chọn lựa các kiểu giấy dán tường, rèm cửa, các loại thảm không? Bạn yêu cái đẹp, thích làm đẹp cho không gian sống của mình và gia đình? Bạn có gout thẩm mỹ thời trang, tinh tế? Nếu rơi vào những trường hợp này, có lẽ bạn nên cân nhắc việc theo học ngay một khóa học thiết kế nội thất.

Thiết kế nội thất là gì?

Thiết kế nội thất là việc tổ chức một nhóm các sản phẩm, dự án khác nhau nhưng có liên quan đến nhau nhằm biến một không gian nội thất thành “một sắp đặt hiệu quả cho nhiều hoạt động của con người” diễn ra bên trong không gian đó. Một nhà thiết kế nội thất là một người có thể thực hiện được những dự án như vậy.

Thiết kế nội thất 3D là gì?

Đây là công việc thiết kế nội thất sử dụng những phần mềm thiết kế như Sketch Up, 3Ds Max… để trình bày những ý tưởng thiết kế như thật từ những vật dụng, sản phẩm như tường, bàn ghế, giường, thảm… đến việc bố trí toàn bộ không gian theo công năng sử dụng với đầy đủ màu sắc và chất liệu như một sản phẩm thật.

Nghề thiết kế nội thất tại Việt Nam - Hiện trạng và tiềm năng

Với tốc độ gia tăng dân số hiện nay tại Việt Nam tỷ lệ thuận với tình trạng “đất chật người đông, sự phát triển hình thái bất động sản căn hộ chung cư là một lựa phổ biến bởi thiết kế hiện đại, đa dạng, hợp lý. Các tổ hợp chung cư mọc lên kéo theo nhu cầu thiết kế nội thất chung cư tăng mở ra một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng cho các nhà thiết kế tự do.

Chỉ vài năm về trước, các kiến trúc sư phụ trách luôn phần nội thất, thì nhu cầu tạo ra vẻ đẹp riêng biệt cho căn nhà của các chủ hộ hiện nay đòi hỏi những người có chuyên môn về thiết kế nội thất đảm nhiệm.

Nghề thiết kế nội thất - Thị trường rộng lớn cho bạn trẻ Việt

Không chỉ hấp dẫn ở tính chất công việc, khả năng tìm việc cao cùng thu nhập tiềm tàng, được trọng vọng là những đặc tính làm cho nghề này trở nên thời thượng.

Với mỗi công trình là một tác phẩm “độc nhất vô nhị”, mang dấu ấn riêng của nhà thiết kế, mức thu nhập khởi điểm của công việc này vào khoảng 6-8 triệu đồng/ tháng. Nếu có thêm khả năng ngoại ngữ, các nhà thiết kế có thể tìm được công việc tại các tập đoàn nước ngoài với mức lương khởi điểm lên đến 700-800 USD/tháng và những thu nhập khác kèm theo

Học thiết kế nội thất ở đâu?

Nếu xét về đào tạo chính quy chuyên ngành nội thất, đầu tiên phải nhắc đến Đại học Kiến Trúc, ĐH Tôn Đức Thắng, Văn Lang…

Tuy nhiên, với quy luật đào thải khắc nghiệt, không phải ai cũng có thể vượt qua kỳ thi tuyển sinh Đại học để trở thành sinh viên các trường này khiến cho nhiều tài năng tiềm ẩn đã bị lãng phí. Chưa kể cách đào tạo thiên về lý thuyết và “sao chép” từ thầy giáo của môi trường Đại học Việt Nam khiến nhiều sinh viên ngán ngẩm, không đủ kiên nhẫn để theo đuổi.

Thêm vào đó là những đòi hỏi khắt khe từ phía thị trường mà nguồn đào tạo nhân lực của Đại học Việt Nam còn chưa đáp ứng được.

Ngành thiết kế nội thất được đưa vào đào tạo tại nhiều trung tâm để đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn trẻ này. MaacViet Arena là một nơi uy tín về đào tạo chuyên ngành thiết kế nội thất, với đội ngũ giảng viên là những nhà thiết kế chuyên môn vững chắc, khả năng sư phạm dày dạn và lòng tận tâm nhiệt huyết đối với thế hệ trẻ của đất nước.


Với hiện trạng “thừa thầy thiếu thợ” tại Việt Nam, việc học nghề trở thành một trào lưu hot. Tốt nghiệp với một chứng chỉ nghề trong tay và kỹ năng chuyên môn thành thạo, nhiều bạn trẻ đã tìm được những công việc không chỉ phù hợp với khả năng, sở thích mà còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bản thân, góp phần cải thiện tình trạng mất cân bằng cán cân thị trường lao động. Chỉ cần có kỹ năng thành thạo và trách nhiệm với bản thân, yêu công việc mình lựa chọn, nhất định bạn sẽ tìm được vị trí xứng đáng trong xã hội và được trọng vọng.

Hội thảo chuyên đề “Spaces design for your fancy dreams” do MAACVIET ARENA tổ chức sẽ mang đến cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về một trong những ngành nghề “hot” và “thời thượng” nhất hiện nay. Đến với hội thảo, bạn sẽ được giải đáp mọi thắc mắc về cơ hội làm việc, nơi học tập và khám phá ra những khả năng tiềm tàng chưa được khai thác trong con người mình.
Có rất nhiều áp lực bạn sẽ phải đối mặt khi thất nghiệp. Vậy làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này và tìm được công việc phù hợp. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

Lời khuyên giúp bạn thoát khỏi cảnh thất nghiệp

1. Vì sao bạn thất nghiệp?

Trả lời cho câu hỏi này, nhiều người đã vội vàng phân trần rằng: Vì kinh tế đang suy thoái, các doanh nghiệp hạn chế tuyển nhân sự; vì chuyên ngành mình học vốn rất khó xin việc; vì gia đình không có điều kiện để giúp mình xin được một công việc tốt; vì xin việc cơ quan nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm?... Nhưng thực chất, nguyên nhân chính khiến bạn thất nghiệp ở chính bạn mà thôi! 

Bạn có thấy 4 năm đại học của mình quá thảnh thơi hay không? Quãng thời gian đó, bạn chỉ ăn học - ngủ nướng và yêu đương. Bạn nghĩ rằng chỉ cần có tấm bằng đại học bạn sẽ có một công việc tốt sau khi ra trường.

Trên thực tế, để tạo lợi thế cho mình khi đi xin việc, ngoài tấm bằng đại học, bạn cần có kinh nghiệm, có kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp… Để có được những điều ấy, bạn buộc phải tự rèn luyện, tự trau dồi trong quá trình đi làm thêm, học thêm ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường. Rõ ràng, một sinh viên đã có "thâm niên" "xông pha" đi làm thêm ngay từ những ngày còn là sinh viên bao giờ cũng tự tin và có được nhiều cơ hội tìm việc hơn so với những người chưa từng trải. Chính sự kém năng động, tự "ru ngủ" bản thân từ khi còn đang là sinh viên đã chuẩn bị cho sự thất nghiệp sau khi bạn ra trường đấy!

Chẳng bao giờ là qúa muộn! Bạn hãy bắt đầu bằng việc dũng cảm gõ cửa các cơ quan và xin vào tập sự ở một vị trí công việc phù hợp, với mức lương thấp hoặc thậm chí là không lương. Hãy tạm gác lại mong muốn sớm có được một công việc ổn định cũng như áp lực về thu nhập, bạn hãy làm việc chăm chỉ, nghiêm túc trên tinh thần học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Khoảng thời gian học việc quý giá này sẽ giúp bạn sớm tìm được một công việc như mong muốn, gạt đi nỗi ám ảnh mang tên thất nghiệp… Bên cạnh đó, đừng bao giờ sao nhãng việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng để phục vụ tốt cho công việc trong tương lai của bạn…

Và khi bạn đã trang bị đủ cho mình những kỹ năng mềm cần có, bạn hãy nghĩ đến việc sẽ tìm cho mình một công việc phù hợp.

2. "Rải" hồ sơ đúng cách

Tuyển dụng là việc chọn người phù hợp nhất với công việc. Vì thế, khi bạn dự tuyển vào những vị trí không phù hợp về kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn và kinh nghiệm, bạn sẽ rất ít có cơ hội được mời tới phỏng vấn.

Tiếp đến, bạn đừng sơ ý đến mức gửi đi bộ hồ sơ mà không điều chỉnh những thông tin cơ bản về công ty hay vị trí đang ứng tuyển.

Việc bạn cần làm là nghiên cứu kỹ lưỡng thông tin tuyển dụng, đặc biệt là các phần mô tả công việc và yêu cầu tuyển dụng, xem năng lực của bạn có đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó không. Việc này sẽ giúp bạn xác định chính xác công việc nào thật sự phù hợp với mình.

Lời khuyên giúp bạn thoát khỏi cảnh thất nghiệp

Sau khi xác định những công việc phù hợp, bạn cần tạo hồ sơ riêng cho mỗi công việc, trong đó nhấn mạnh những ưu điểm của bạn cũng như những thành tích bạn từng đạt được.

Trước khi nộp, bạn nên kiểm tra hồ sơ tối thiểu hai lần để bảo đảm hồ sơ của bạn hoàn toàn sạch lỗi chính tả hay ngữ pháp. Một ứng viên dù tài năng đến đâu nhưng trên hồ sơ có những lỗi chính tả thì chắc chắn không thể chinh phục được bất kỳ nhà tuyển dụng nào.

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Thiết kế đồ họa được đánh giá cao nhất trong top 10 ngành nghề “hot” của thập kỉ tới, nhóm ngành Công nghệ Thông tin - Thiết kế Đồ họa đang lớn lên thành một làn sóng ngầm trong giới trẻ Việt Nam và châu Á. 

“Nóng hổi” nghề Thiết kế đồ họa

Được đánh giá cao nhất trong top 10 ngành nghề “hot” của thập kỉ tới, nhóm ngành Công nghệ Thông tin - Thiết kế Đồ họa đang lớn lên thành một làn sóng ngầm trong giới trẻ Việt Nam và châu Á
Vì sao ư? Đó là công việc sáng tạo, thú vị, thu nhập cao, được săn đón, không gò bó và hợp với sự năng động của tuổi trẻ. Làn sóng này có khả năng trở thành một “cơn bão” do sự phát triển ồ ạt của các thiết bị di động cá nhân như Smartphone, Tablet...
 

I. Nghề hot

Ngày nay, TKĐH hay gọi ngắn gọn là Thiết kế có thể được bắt gặp ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Từ bao bì sản phẩm, báo – tạp chí, các ấn phẩm quảng bá (poster, biểu ngữ, tờ bướm, tập san) đến hoạt động sự kiện, show diễn (phông nền, cảnh trí, clip…), giao diện website, phim ảnh… đều cần đến bàn tay khéo léo và khối óc tinh tế của những chuyên viên thiết kế. Xã hội càng phát triển, nhu cầu thẩm mỹ càng được nâng cao thì thiết kế lại càng chứng tỏ được tầm quan trọng và sự cần thiết của mình.
 
Với tương lai tươi sáng của nghề, số lượng HSSV theo học TKĐH đang tăng lên nhanh chóng. Tìm một địa điểm học TKĐH hiện nay là không khó. Lượng sinh viên tốt nghiệp nghề này hàng năm cũng nhiều. Thế nhưng, việc tuyển dụng với doanh nghiệp vẫn còn là vấn đề nan giải. Cô Phan Thị Hường - trưởng bộ môn TKĐH Trường ĐH Hoa Sen - cho biết: “Hiện nay một số chuyên ngành nghề TKĐH đào tạo cung không đủ cầu. Mới đây, một công ty chuyên làm kỹ xảo phim và sản xuất hậu kỳ của Mỹ cần tuyển một lúc 10 nhân viên làm việc tại VN, với mức lương không giới hạn, (tùy tay nghề), nhưng chúng tôi đành... bó tay. Hơn 10 năm nay, nhà trường đã đào tạo hàng ngàn học viên ra trường, hầu hết có việc làm ổn định.
 
Đây là ngành học được đánh giá là “1 trong 5 nghề nóng nhất khi ViệtNam gia nhập WTO” (ông Nguyễn Hữu Dũng - Viện Trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Nguồn: Báo Thanh Niên) do đó nhu cầu nhân lực về ngành này luôn không ngừng gia tăng, lương trung bình của nhân viên đồ họa mỹ thuật đa phương tiện là 8.000.000 VNĐ/tháng và có thể nhiều hơn thế. Ngay khi còn là sinh viên, nhiều bạn trẻ đã đủ khả năng nhận thêm các công việc thiết kế thêm tại nhà với mức thù lao khá, qua đó tích lũy kinh nghiệm quý báu.
 
 
Theo số liệu từ Cục thống kê lao động Mỹ, số lượng lao động trong ngành này sẽ tăng 13%  trong giai đoạn 2010-2020, tạo ra khoảng 37.300 việc làm mới. Nhu cầu nhân sự TKĐH tiếp tục tăng cao, đặc biệt tại các doanh nghiệp quảng cáo và thiết kế máy tính. Dự báo sẽ có sự cạnh tranh cao trong lĩnh vực này, mà những người đã có kinh nghiệm thiết kế web và hoạt hình sẽ có lợi thế hơn so với các ứng viên khác. Năm 2012, mức lương trung bình cho một người TKĐH tại Mỹ là 57.000USD/năm. Trong đó, Nhân viên TKĐH giao diện người dùng có mức lương cao nhất là 85.000USD/năm, tiếp sau đó là nhân viên cao cấp về Thiết kế hình ảnh với 82.000USD/năm.

II. Dân “graphic designer” - mỗi người một vẻ 

Trước hết, có thể nói TKĐH là sử dụng máy tính để thực hiện những sản phẩm liên quan đến đồ họa, hình ảnh, mang tính ứng dụng mỹ thuật…. Hiện nay, ngành TKĐH có ứng dụng rất rộng rãi, cũng chính vì thế nên có nhiều loại phần mềm, công cụ khác nhau để thực hiện những loại việc khác nhau (dù hay bị “người ngoài” gom chung là thiết kế). Chính sự phong phú này dẫn đến việc xuất hiện nhiều “dân đì-sai” có những kỹ năng chuyên sâu khác nhau.
 
Chẳng hạn hiện nay chúng ta có những phần mềm đồ họa thông dụng như CorelDRAW, Photoshop, Illustrator, ... Tùy theo tính năng từng phần mềm để nhà thiết kế chọn dùng cho từng trường hợp, ví dụ vẽ các họa tiết hay chỉnh sửa, làm đẹp hình ảnh. Tất nhiên, hầu hết designer đều biết sử dụng nhiều phần mềm, nhưng do công việc chuyên môn hóa cao, nên hiện nay thường có xu hướng tập trung kỹ năng theo thao tác hằng ngày. Đó là chưa nói tới các phần mềm đồ họa multimedia (đa phương tiện), đồ họa kỹ xảo 3D, ...
 
Vì vậy, dân design có thể là người người thiết kế quảng cáo, người tạo thiết kế báo in, người thiết kế logo, hệ thống nhận diện thương hiệu, người làm kỹ xảo điện ảnh, thiết kế hình ảnh cho Web, cho phim... Những công việc này có thể khác nhau rất nhiều, dẫn đến yêu cầu, thu nhập cũng không tương đồng. Không chỉ như vậy, có nhiều vị trí đòi hỏi những kỹ năng bổ sung để có thể tác nghiệp được (vẽ tay, phần mềm multimedia, sáng tạo trong thiết kế, …).
 
Theo thầy Alves Junior, giảng viên ngành TKĐH và truyền thông đa phương tiện, trường quốc tế Raffles TP.HCM: “Học thiết kế sẽ giúp sinh viên vận dụng khả năng sáng tạo và ý tưởng đột phá để biến giấc mơ thành hiện thực. Nếu như các bạn yêu thích thiết kế truyền thông đa phương tiện, truyện tranh, website, hoạt hình, chụp ảnh, nghệ thuật và những công nghệ mới thì thiết kế chính là lựa chọn chính xác”.
 
Bạn Lê Thiên Đức – (người vừa nhận được học bổng toàn phần của Trung tâm Công nghệ và Nội dung số VTC Academy) khẳng định, lựa chọn TKĐH và hoạt hình để theo học là một quyết định mà bạn đã ấp ủ suy nghĩ từ lâu. Không chỉ vì ngành này có sức hút lớn với Đức mà còn bởi một lý do rất thiết thực: “bạn có thể kiếm tiền ngay khi đang đi học bởi rất nhiều các công ty thiết kế, quảng cáo đều “outsource” các dự án thiết kế tờ rơi, website, logo, brochure, tạp chí... ra ngoài cho các cộng tác viên có tay nghề khá”.

III. Chọn nơi để gửi gắm đam mê 

Nghề “design” thuộc vào nhóm nghề kỹ năng, điều đó có nghĩa là để trở thành chuyên viên giỏi, bạn cần có tay nghề thành thạo. Như vậy, việc chọn được một “địa chỉ vàng” để biến đam mê thành sự nghiệp và việc tối quan trọng. 
 
Tại Việt Nam, những đơn vị đào tạo nghề này một cách bài bản và uy tín vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay, có thể kể đến như Hanoi Arena, trường quốc tế Raffles hay Trung tâm Công nghệ và nội dung số VTC Academy... Hầu hết các đơn vị này đều có những chương trình giảng dạy mới nhất, giúp các học viên được tiếp cận với sự phát triển của các kĩ thuật, phần mềm đồ họa mới nhất trên thế giới.
 
Hy vọng trong thời gian tới, việc đào tạo các ngành nghề mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ được chú trọng và đẩy mạnh, để Việt Nam có thể bắt kịp những xu hướng mới nhất, hiện đại nhất trong lĩnh vực luôn thay đổi và biến động từng ngày trên toàn cầu này.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Vì giấc mơ tỏa sáng, tôi không dám từ chối và trước khi đổ gục vì rượu, tôi lờ mờ cảm thấy một vòng tay đang bế thốc mình lên...


Từ khi học cấp II, với nét mặt ưa nhìn, dáng người cao ráo so với các bạn nữ cùng tuổi, tôi đã được chọn đi thi thời trang học đường.

Đến cấp III, tôi lại được nhà trường cử tham gia thi học sinh thanh lịch. Để chuẩn bị cho chúng tôi, nhà trường mời một anh là người mẫu của công ty thời trang về hướng dẫn, tư vấn cho chúng tôi.
Không biết có phải do tôi nổi trội hơn các bạn hay không mà anh người mẫu dành cho tôi khá nhiều thiện cảm và cũng hướng dẫn tôi tận tình hơn.
 
Kỳ thi năm đó tôi đăng quang, bước xuống khỏi sân khấu, anh người mẫu đã đón tôi với nụ cười rạng rỡ và bó hoa tươi thắm. Anh lịch sự ngỏ ý muốn đưa tôi về nhà vì trời đã quá khuya, vui vẻ tôi nhận lời ngay và thấy hãnh diện khi được sánh bước cùng anh.
 
Nhìn ánh mắt ngưỡng mộ của lũ bạn, tôi thấy lâng lâng và thấy như mình sắp được chạm tay vào giấc mơ thành người mẫu chuyên nghiệp.
 
Cuối năm cấp III, tôi và anh người mẫu trở nên thân thiết. Thỉnh thoảng anh lại đưa tôi đến công ty để xem các người mẫu luyện tập. Tôi mê mẩn và tâm sự với anh sẽ không thi đại học mà theo anh đến công ty để tập luyện học làm người mẫu.
 
Anh không những không ngăn cản mà còn ủng hộ quyết định này của tôi, còn hứa sẽ nói với sếp để tôi được đặc cách nhận vào lớp đào tạo người mẫu mà không cần phải qua thi tuyển vì tôi đã có danh hiệu và có tố chất để theo nghề.
 
Nghe những điều anh nói, tôi ngỡ mình bay lên tận mây xanh và hứa sẽ làm theo mọi yêu cầu của anh để giấc mơ “tỏa sáng” của mình trở thành hiện thực.
 
Tốt nghiệp lớp 12, trong lúc bạn bè tranh thủ thời gian để ôn tập nước rút cho kỳ thi đại học, thì tôi dính anh như sam để theo các hoạt động của công ty nhằm giúp tôi làm quen với thế giới người mẫu.
 
Anh giới thiệu với đồng nghiệp tôi là em bà con, vì yêu và mong muốn được làm người mẫu nên đi theo anh để học hỏi. Vì đã được anh cẩn thận dặn dò nên tôi vào vai “em họ” khá đạt.
 
Một tối thứ 7, anh điện thoại hẹn đón tôi để đi gặp sếp. Nhét bộ váy diêm dúa và đồ trang điểm vào ba lô, tôi nói dối bố mẹ đến nhà bạn để ôn thi và ra điểm hẹn quen thuộc.
 
Anh đã đợi sẵn ở đó nhưng trong ô tô còn có thêm một người đàn ông đứng tuổi, ăn mặc sang trọng, vóc dáng bệ vệ. Anh trịnh trọng giới thiệu ông là sếp của anh. Thấy ông đã lớn tuổi, tôi lí nhí “con chào chú”. Cười rất tươi, sếp khoát tay nói “chào anh thôi cưng, chào chú anh buồn đấy”. Nhớ lời anh dặn, tôi vội vàng thay đổi cách xưng hô và nhận được lời khen từ sếp “cưng ngoan ghê”.
 
Xe dừng tại một nhà hàng sang trọng để dùng bữa tối. Bên bàn ăn sang trọng với những món đắt tiền, sếp gọi một chai rượu ngoại và cùng anh ép tôi uống liên tục để chúc mừng tôi đã được sếp nhận vào lớp đào tạo người mẫu của công ty.
 
Vì giấc mơ tỏa sáng, tôi không dám từ chối và trước khi đổ gục vì rượu, tôi lờ mờ cảm thấy một vòng tay đang bế thốc mình lên...
 
Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy chỉ có mình mình trong một căn phòng sang trọng. Toàn thân đau ê ẩm, tấm dra trải giường trắng muốt giờ xộc xệch, nhầu nhĩ còn in dấu thời con gái của tôi. Thế là hết, tôi trở thành đàn bà khi vừa bước sang tuổi 18. Giấc mơ người mẫu đã biến tôi thành vật tế thân, lót đường thăng tiến của anh chàng người mẫu dành cho sếp mình. Cay đắng, nhục nhã, tiếc nuối, ân hận nhưng tất cả đều đã quá muộn màng...

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Đối với các bạn lần đầu tiên đi phỏng vấn để xin việc chắc hẳn luôn lo lắng không biết nên chuẩn bị như thế nào cho cuộc phỏng vấn, những bước chuẩn bị sau đây sẽ giúp bạn tự tin, bình tĩnh bước vào cuộc phỏng vấn.
 

 1. Tìm hiểu công ty mà bạn sẽ tham dự phỏng vấn

Bạn có thể tìm hiểu thông tin công ty thông qua các mối quan hệ bạn bè, người thân, web side hoặc các phương tiện thông tin khác. Vì đôi khi các phỏng viên hay hỏi rằng bạn biết gì về công ty để xem thử mức độ quan tâm của bạn đối với nơi mà bạn sẽ làm việc. Nếu bạn chứng tỏ được sự hiểu biết của bạn điều đó sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

2. Dự tính thời gian đến nơi phỏng vấn

Trong trường hợp bạn chưa bao giờ đến nơi sẽ phỏng vấn, bạn nên đến thử xem đó ở nơi nào, mất thời gian bao lâu để đến nơi đó. Nếu bạn biết rõ địa điểm và thời gian cần thiết để đến nơi đó thì cũng nên trừ hao thời gian đến trước tối thiểu là 10 phút. Với thời gian trừ hao đó sẽ hữu ích cho bạn nếu phát sinh một trục trặc nào đó hoặc sắp xếp lại hổ sơ, các vật dụng cần thiết đã chuẩn bị ở nhà và chuẩn bị cho mình một phong thái tự tin, bình tĩnh trước khi vào cuộc phỏng vấn.

3. Lưu lại số điện thọai công ty phỏng vấn và tên người liên hệ

Đây là việc làm cần thiết và vô cùng hữu ích cho bạn trong trường hợp vì một lí do nào đó mà bạn không đến kịp, khi đó bạn sẽ liên hệ để giải thích lí do vì sao đến trễ và xin họ thông cảm chờ bạn nếu có thể.

4. Trang phục khi phỏng vấn

Bạn nên chuẩn bị trang phục phù hợp với vị trí mà bạn phỏng vấn. Điều này giúp bạn tự tin và thỏai mái hơn trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn cần lưu ý không nên mặc trang phục quá thời trang như quần jean, áo thun. Những trang phục có màu sắc sặc sỡ hay lòe lọet sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng. Tốt hơn bạn nên mặc các trang phục văn phòng. Đối các bạn nữ nên trang điểm nhẹ nhàng để có gương mặt tươi tắn và xinh xắn hơn. Các bạn nam cũng nên chú ý đến tóc tai thật gọn gàng vì vẻ bên ngòai cũng chứng tỏ bạn là con người làm việc như thế nào.

Những bước khởi đầu của một cuộc phỏng vấn

Sự chuẩn bị khởi đầu cho một cuộc phỏng vấn là rất quan trọng. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp Bạn bình tĩnh, tự tin hơn để bước vào cuộc phỏng vấn.

- Chuẩn bị hồ sơ, sổ tay, viết và các vật dụng cần thiết khác.

- Nghiên cứu để biết loại phỏng vấn bạn sẽ trãi qua và chuẩn bị trước cuộc phỏng vấn.

- Mặc trang phục thích hợp.

- Thử đi đến nơi phỏng vấn trước để biết nơi đó ở đâu và phải mất bao lâu để đi đến đó.

- Chuẩn bị cho mình một trạng thái tâm lý thoải mái, tự tin.

- Nên đến nơi phỏng vấn trước 10 phút vì không nhà tuyển dụng nào chấp nhận ứng viên đến trễ. Nếu vì lý do nào đó bạn đến trễ, hãy điện thoại báo trước.

- Hãy tỏ ra vui vẻ và luôn mỉm cười với tất cả mọi người trong công ty. Trong khi chờ đợi phỏng vấn hãy tỏ ra nhã nhặn với nhân viên lễ tân.

- Đừng làm ảnh hưởng đến công việc của họ bằng những câu chuyện vặt vãnh hay những câu hỏi chung chung.

- Bạn nên nói ít, nghe nhiều.

- Không nên nhận xét hay bình phẩm về công ty hay bất cứ công việc nào khác không liên quan đến công việc của bạn.

- Khi gặp người phỏng vấn lần đầu hãy đứng lên chào hoặc bắt tay để thể hiện sự nhanh nhẹn và lịch sự. Nhưng lưu ý là hãy để cho người phỏng vấn đưa tay ra trước. Hãy bắt tay thật chặt và thân thiện.

- Đừng vội ngồi ngay xuống khi vừa vào phòng của người phỏng vấn cho đến khi bạn được mời.

- Bày tỏ sự nhiệt thành với vị trí mà công ty mình đang xin việc. Chứng tỏ cho họ thấy những điều bạn có thể làm cho công ty hơn là những điều công ty có thể làm cho bạn.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Không ít sinh viên ca thán “nhà tuyển dụng không chọn tôi bởi vì tôi không có kinh nghiệm. Phải đi làm thì mới có nhiều trải nghiệm chứ, tôi vừa tốt nghiệp thì lấy đâu ra?” Nếu bạn từng có suy nghĩ này, tốt hơn đừng nhắc lại nữa. Sinh viên Việt Nam ngày nay cực kỳ năng động và luôn biết cách chuẩn bị nền tảng, tạo dựng kinh nghiệm tốt nhất cho mình để được các nhà tuyển dụng để mắt đến khi tốt nghiệp. Nếu bạn chưa có thói quen phải làm thêm một việc gì đó bên cạnh chuyện học hành, thì đây chính là lúc chúng ta xóa bỏ thói quen “vùi đầu vào sách, mài ghế giảng đường” và chủ động đầu tư kiến thức, kinh nghiệm bằng những cách hiệu quả hơn.

Hãy vừa học vừa làm – học hỏi ngay bây giờ và rèn luyện liên tục

Khi đã xác định phương án tích lũy kinh nghiệm cho hành trang tìm việc của mình bằng cách vừa học vừa làm thêm thì bạn hãy dành hết sức để thực hiện nó.

Dưới đây là 4 điều quan trọng mà chị Hải Yến chia sẻ rằng các bạn nên ghi nhớ nhằm đảm bảo bạn sẽ có được quãng thời gian vừa học tập vừa làm việc hiệu quả nhất:

Luôn nhớ rằng bạn đi làm vì muốn học hỏi thêm kiến thức và tiếp thu kinh nghiệm chứ không phải mưu sinh. Bởi vì nếu bạn xác định sai mục tiêu, mọi sự tập trung và lĩnh hội của bạn sẽ hoàn toàn khác. Một mục tiêu sai lệch khiến bạn lãng phí thời gian và kết quả không đáp ứng được những gì mà bạn kỳ vọng.

Hãy chọn việc làm thêm gần với ngành học của mình hoặc nghề nghiệp tương lai mà bạn theo đuổi. Việc này có ý nghĩa rằng bạn đang bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa chọn, làm sáng tỏ hơn những cách thức mà công việc tương lai sẽ vận hành. Đồng thời, nó lại có giá trị bổ sung một cột mốc vào lịch sử kinh nghiệm làm việc của bạn. Còn gì tốt hơn khi bạn vừa ra trường thì sơ yếu lý lịch đã có ngay một dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển. Không quá khó khăn, chỉ cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn. Ví dụ như sinh viên ngành ngữ văn – báo chí thì có thể cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường marketing, kinh tế có thể trải nghiệm ở các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên ngành xây dựng có thể thực tập không lương tại các công trường…

Nên hỏi xin ý kiến và lời tư vấn của người đi trước để có những chỉ dẫn thiết thực, lời khuyên bổ ích giá trị. Không ai có thể thành tài và nên người mà không có sự dẫn dắt. Có thể bạn chăm chỉ, thông minh và khéo léo nhưng bạn cần được hướng dẫn thì những tố chất kia mới có thể hỗ trợ đắc lực và biến những điều bạn từng làm thành kinh nghiệm thực tế.

Điều cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng đó là phải biết cân đối thời gian và sức lực. Sắp xếp thời khóa biểu giữa việc học và đi làm sao cho thật hợp lý. Các bạn trẻ rất dễ rơi vào trường hợp vì quá mê công việc mà thiếu tập trung cho việc học, dẫn đến phải thi lại, kết quả học tập sa sút và tệ hơn nữa là nghỉ học. Không bao giờ được quên rằng nhiệm vụ chính của bạn là học. Điều này rất rõ ràng, tất cả các bạn đều biết, nhưng thực tế không ít sinh viên đã lạc mất con đường mình theo đuổi lúc nào không hay.

Hãy là một sinh viên năng động!

Tìm việc làm bán thời gian trong khi còn đi học là một hướng đi tốt để tích lũy kinh nghiệm, nhưng nó không phải là giải pháp duy nhất. Kinh nghiệm làm việc có thể đến với mọi người bằng nhiều con đường khác nhau.

Bạn nên đăng ký tham gia các hoạt động rèn luyện và giúp tăng cường kỹ năng tại trường học, đặc biệt là tổ chức Đoàn. Chúng ta có thể kể ra hàng loạt các hoạt động sẵn có cho sinh viên tại hầu hết các trường Đại Học, Cao Đẳng và trung học nghề như: Câu lạc bộ ngoại ngữ, Nhóm sáng tạo, chiến dịch tình nguyện Mùa Hè Xanh, chương trình từ thiện và các hoạt động cộng đồng đi giúp đỡ mái ấm, trẻ em đường phố, gia đình neo đơn hoặc người nghèo…

Đừng xem nhẹ các hoạt động này! Không như vẻ ngoài thiên về thể chất và vui chơi, những chương trình kể trên sẽ dạy cho bạn nhiều kinh nghiệm thú vị và kỹ năng thực tế mà không lý thuyết nào miêu tả được. Qua những sự cọ xát và với đặc thù riêng của mình, các câu lạc bộ - đội nhóm này sẽ là môi trường tốt nhất cho bạn học lấy tinh thần đồng đội và khả năng làm việc nhóm.

Nếu bạn có thắc mắc “Thế còn việc trau dồi cho cá nhân thì sao?”, câu trả lời rằng: “Đừng lo lắng, bạn sẽ học được mọi thứ.” Hãy cứ tìm tòi và khám phá, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng thương lượng… Tất cả đều ở đó.

Hãy trở thành một sinh viên năng động, ngay từ khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Tự tin và linh hoạt kết nối với thế hệ anh chị đi trước, cả với các sinh viên khác khoa để tạo dựng mối quan hệ rộng rãi cho chính mình. Ngay từ bây giờ, mỗi sinh viên cần nắm bắt ngay ý nghĩa và tầm quan trọng của một mối quan hệ rộng rãi. Một mạng lưới thông tin liên lạc mạnh mẽ và nhiều người quen biết là điều kiện tốt nhất mà bất kỳ người tìm việc nào cũng mơ ước.

Ngoài ra, bạn còn có thể tự xây dựng thương hiệu cá nhân bằng các dự án liên quan đến nghề nghiệp. Ví như tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, tích cực đóng góp ý tưởng mới, hoặc lập nhóm nghiên cứu và sáng tạo… do Trường đại học hoặc các tổ chức trong thành phố tổ chức. Đừng ngại ngần khi bắt đầu một điều gì đó mới mẻ, cũng đừng tự ti mình còn thiếu hụt thông tin lẫn tri thức. Qua quá trình trau dồi và rèn luyện, các bạn sẽ gặt hái được rất nhiều thứ và chắc rằng bạn hoàn toàn có thể tự hào khi đặt bút viết chúng vào trong CV tìm việc của mình.