v7 casino uy tín

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Có rất nhiều áp lực bạn sẽ phải đối mặt khi thất nghiệp. Vậy làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này và tìm được công việc phù hợp. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

Lời khuyên giúp bạn thoát khỏi cảnh thất nghiệp

1. Vì sao bạn thất nghiệp?

Trả lời cho câu hỏi này, nhiều người đã vội vàng phân trần rằng: Vì kinh tế đang suy thoái, các doanh nghiệp hạn chế tuyển nhân sự; vì chuyên ngành mình học vốn rất khó xin việc; vì gia đình không có điều kiện để giúp mình xin được một công việc tốt; vì xin việc cơ quan nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm?... Nhưng thực chất, nguyên nhân chính khiến bạn thất nghiệp ở chính bạn mà thôi! 

Bạn có thấy 4 năm đại học của mình quá thảnh thơi hay không? Quãng thời gian đó, bạn chỉ ăn học - ngủ nướng và yêu đương. Bạn nghĩ rằng chỉ cần có tấm bằng đại học bạn sẽ có một công việc tốt sau khi ra trường.

Trên thực tế, để tạo lợi thế cho mình khi đi xin việc, ngoài tấm bằng đại học, bạn cần có kinh nghiệm, có kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp… Để có được những điều ấy, bạn buộc phải tự rèn luyện, tự trau dồi trong quá trình đi làm thêm, học thêm ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường. Rõ ràng, một sinh viên đã có "thâm niên" "xông pha" đi làm thêm ngay từ những ngày còn là sinh viên bao giờ cũng tự tin và có được nhiều cơ hội tìm việc hơn so với những người chưa từng trải. Chính sự kém năng động, tự "ru ngủ" bản thân từ khi còn đang là sinh viên đã chuẩn bị cho sự thất nghiệp sau khi bạn ra trường đấy!

Chẳng bao giờ là qúa muộn! Bạn hãy bắt đầu bằng việc dũng cảm gõ cửa các cơ quan và xin vào tập sự ở một vị trí công việc phù hợp, với mức lương thấp hoặc thậm chí là không lương. Hãy tạm gác lại mong muốn sớm có được một công việc ổn định cũng như áp lực về thu nhập, bạn hãy làm việc chăm chỉ, nghiêm túc trên tinh thần học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Khoảng thời gian học việc quý giá này sẽ giúp bạn sớm tìm được một công việc như mong muốn, gạt đi nỗi ám ảnh mang tên thất nghiệp… Bên cạnh đó, đừng bao giờ sao nhãng việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng để phục vụ tốt cho công việc trong tương lai của bạn…

Và khi bạn đã trang bị đủ cho mình những kỹ năng mềm cần có, bạn hãy nghĩ đến việc sẽ tìm cho mình một công việc phù hợp.

2. "Rải" hồ sơ đúng cách

Tuyển dụng là việc chọn người phù hợp nhất với công việc. Vì thế, khi bạn dự tuyển vào những vị trí không phù hợp về kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn và kinh nghiệm, bạn sẽ rất ít có cơ hội được mời tới phỏng vấn.

Tiếp đến, bạn đừng sơ ý đến mức gửi đi bộ hồ sơ mà không điều chỉnh những thông tin cơ bản về công ty hay vị trí đang ứng tuyển.

Việc bạn cần làm là nghiên cứu kỹ lưỡng thông tin tuyển dụng, đặc biệt là các phần mô tả công việc và yêu cầu tuyển dụng, xem năng lực của bạn có đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó không. Việc này sẽ giúp bạn xác định chính xác công việc nào thật sự phù hợp với mình.

Lời khuyên giúp bạn thoát khỏi cảnh thất nghiệp

Sau khi xác định những công việc phù hợp, bạn cần tạo hồ sơ riêng cho mỗi công việc, trong đó nhấn mạnh những ưu điểm của bạn cũng như những thành tích bạn từng đạt được.

Trước khi nộp, bạn nên kiểm tra hồ sơ tối thiểu hai lần để bảo đảm hồ sơ của bạn hoàn toàn sạch lỗi chính tả hay ngữ pháp. Một ứng viên dù tài năng đến đâu nhưng trên hồ sơ có những lỗi chính tả thì chắc chắn không thể chinh phục được bất kỳ nhà tuyển dụng nào.